Sống ảo với ảnh AI dàn dựng vi phạm giao thông: Hậu quả thật, phạt tiền thật

Mai Hương
Thứ hai, 07/07/2025 14:30 PM (GMT+7)
A A+

Ghép ảnh “bị phạt” bằng AI để câu like. Trò đùa mạng xã hội có thể khiến bạn trả giá thật.

Trong thời đại công nghệ số phát triển chóng mặt, các nền tảng trí tuệ nhân tạo như ChatGPT, Gemini hay Midjourney đang dần trở thành công cụ quen thuộc với người dùng mạng xã hội.

Việc tạo ra những bức ảnh chân thực đến khó tin giờ đây chỉ còn là chuyện vài cú nhấp chuột.

Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi và sáng tạo ấy là những nguy cơ pháp lý không thể xem nhẹ, nhất là khi người dùng cố tình đưa AI vào những kịch bản bịa đặt mang tính chất nhạy cảm.

15

“Biến hình” bằng AI: Thật giả lẫn lộn

Thời gian gần đây, nhiều người đã sử dụng công cụ AI để tạo ra hình ảnh dàn dựng công phu, mô tả cảnh một cá nhân ăn mặc sành điệu đứng cạnh siêu xe bạc tỷ và bị Cảnh sát giao thông (CSGT) lập biên bản xử phạt.

Những hình ảnh này được lồng ghép trong bối cảnh quen thuộc như đường phố trung tâm, bãi đỗ xe công cộng… khiến nhiều người tin rằng đây là vụ việc có thật.

Một số cá nhân thừa nhận họ chỉ tạo ảnh để “cho vui”, “thử nghiệm công nghệ mới” hay đơn giản là “câu view, câu like”.

16

Nhưng hành động tưởng chừng vô hại này lại có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc đưa hình ảnh lực lượng chức năng vào các tình huống giả tưởng không chỉ dễ gây hiểu nhầm trong dư luận mà còn làm tổn hại uy tín, danh dự của lực lượng công an, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin xã hội.

Trò đùa có thể bị xử phạt nặng

Theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP, việc đăng tải hoặc chia sẻ thông tin bịa đặt, sai sự thật - đặc biệt liên quan đến cơ quan nhà nước như lực lượng Công an nhân dân có thể bị xử phạt hành chính với mức tiền lên đến 50 triệu đồng.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người vi phạm có thể đối diện với trách nhiệm hình sự.

Mạng xã hội không phải là nơi “ngoài vòng pháp luật”. Dù là nội dung ảo, người tạo ra và phát tán vẫn phải chịu trách nhiệm thật.

Hành vi dựng ảnh giả có yếu tố xuyên tạc, bôi nhọ tổ chức hay cá nhân đều nằm trong vùng rủi ro pháp lý rõ ràng.

17

Trách nhiệm người dùng trong kỷ nguyên AI

AI đang mở ra không gian sáng tạo chưa từng có cho người dùng Internet. Nhưng đi kèm với đó là đòi hỏi cao hơn về đạo đức số và trách nhiệm công dân.

Trong môi trường mạng, mỗi người đều có vai trò như một “nhà sản xuất nội dung”.

Việc sử dụng công nghệ hiện đại không chỉ là quyền lợi mà còn đi kèm nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, bảo vệ uy tín tổ chức, cá nhân và giữ gìn môi trường mạng lành mạnh.

Một bức ảnh “sống ảo” có thể đổi lấy vài lượt tương tác, nhưng cũng có thể khiến bạn phải trả giá bằng tiền - thậm chí bằng pháp luật.

Hãy cẩn trọng trước khi chia sẻ bất kỳ điều gì, nhất là khi AI ngày càng khó phân biệt thật – giả.

Góp ý / Báo lỗi
Xem thêm